Đi thăm căn cứ Trung ương Cục miền Nam tại rừng Mã Đà

Có dịp đi thăm di tích căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Chiến khu Đ – Mật khu căn cứ, nơi ra đời các lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ) tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Thắp hương trước khi vào khu nghĩa trang Mã Đà.

Nghĩa trang liệt sĩ Mã Đà

Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai ( còn có tên gọi là rừng Mã Đà – Trị An). Khu bảo tồn thiên nhiên, nơi đây không chỉ là nơi bảo tồn các loại động thực vật quý, hiếm của khu vực miền Đông Nam Bộ mà còn là nơi lưu dấu tích lịch sử của cha ông trong công cuộc chống Mỹ cứu nước. trong kháng chiến chống Mỹ, sau phong trào Đồng Khởi năm 1960, tình hình và cục diện đấu tranh cách mạng ở miền Nam chuyển biến rất nhanh, từ đấu tranh chính trị chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; phong trào đấu tranh ở miền Nam chuyển thành cuộc chiến tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng ở miền Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III quyết định giải thể Xứ ủy Nam Bộ và thành lập Trung ương Cục miền Nam có căn cứ địa ở Chiến khu Đ, trung tâm đặt tại rừng Mã Đà (nay thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai). Đây là nơi dừng  chân để  xây dựng các cơ quan đầu não, xây dựng lực lượng kháng chiến và truyền tải những chỉ đạo của cách mạng miền Nam từ vĩ tuyến 17 kéo dài tới mũi Cà Mau.

Nghĩa trang liệt sĩ  Mã Đà là nơi yên nghỉ của các liệt sĩ  trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày 10/10/1961, Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam đã diễn ra tại Mã Đà dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Tại căn cứ này, Trung ương Cục đã xây dựng và kiện toàn bộ máy lãnh đạo; 12 cơ quan tham mưu cho lãnh đạo, trong đó có Thông tấn xã Giải phóng và Đài phát thanh Giải phóng. Ngoài ra, Trung ương cục miền Nam còn có nhiệm vụ xây dựng quân Giải phóng miền Nam, đón tiếp lực lượng cán bộ tập kết và chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa cho miền Nam, xây dựng hậu cần, tích lũy lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước…

“Tuy Trung ương Cục miền Nam trú đóng ở Chiến khu Đ một thời gian không lâu (1961- 1962), nhưng căn cứ kháng chiến này đã trở thành biểu tượng cho ý chí chiến đấu của quân và dân ta, trong đó có lực lượng phóng viên Thông tấn xã Giải phóng. Tại căn cứ Trung ương Cục miền Nam, cơ quan phải di dời nhiều nhất sau mỗi lần phát tin là cơ quan Thông tấn xã Giải phóng. Bởi mỗi lần Thông tấn xã Giải phóng phát tin về Tổng xã (Hà Nội) là quân địch tìm cách dò ra tần số thông tin, địa điểm phát tin và dội bom đánh phá nơi đó. Sau những lần bị thiệt hại, lãnh đạo Trung ương Cục miền Nam đã chỉ đạo: Hễ Thông tấn xã Giải phóng phát tin là 11 cơ quan, ban ngành tham mưu khác chuẩn bị tinh thần di dời để tránh thương vong. Cứ như vậy, trong suốt thời gian trú đóng tại căn cứ Mã Đà, Thông tấn xã Giải phóng là đơn vị tham mưu phải di dời nhiều nhất để bảo toàn lực lượng”,

Tiến Thanh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *